Thông tin du học Đức

Làm thêm tại Đức và những điều được mất của du học sinh

Làm thêm tại Đức là một trong những phương án hay được các bạn du học sinh lựa chọn để có được trải nghiệm cuộc sống đại học phong phú và thêm một phần thu nhập hỗ trợ cho sinh hoạt hàng ngày. Vậy đi làm thêm ở Đức có nên không? Và những điều được mất khi tham gia lao động song song với quá trình học tập.

Tại bài viết này, bạn và URIAH cùng tìm hiểu về những điều xoay quanh vấn đề này nhé!

Công việc làm thêm tại Đức

1. Luật pháp liên quan đến làm thêm tại Đức với du học sinh

Là du học sinh Đức, bạn có thể làm việc bán thời gian (20 giờ mỗi tuần) trong học kỳ và toàn thời gian (40 giờ mỗi tuần) trong thời gian nghỉ giữa học kỳ. Điều này có nghĩa là bạn có thể làm việc tối đa 120 ngày trọn vẹn hoặc 240 nửa ngày làm việc mỗi năm mà không cần phải xin giấy phép từ Cơ quan Việc làm Liên bang.

Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với quy tắc 120 ngày đối với một số nhóm nghề nghiệp nhất định như trợ lý sinh viên hoặc thực tập bắt buộc.

Chính sách thuế 

Mỗi quốc gia đều có chính sách thuế riêng biệt, công việc làm thêm tại Đức cũng sẽ bị đánh thuế nếu bạn làm thêm tổng thời gian trên 50 ngày 1 năm và lương trên 450 Euro trên 1 tháng. Ngược lại, thời gian làm việc của bạn ít hơn và mức lương 1 tháng cũng nhỏ hơn 450 Euro thì bạn sẽ không bị đánh thuế. “Nhập gia tùy tục” nên bạn cần phải nắm rõ luật pháp tại Đức để tránh phát sinh các vấn đề không mong muốn và nghiêm trọng hơn thì có thể bị trục xuất về nước.

Chính sách tiền lương

Mức lương mỗi bạn nhận được từ công việc làm thêm tùy theo thời gian làm việc cũng như công ty, doanh nghiệp, đơn vị mà các bạn tham gia làm việc. Nhưng thông thường nếu làm việc trực 8 tiếng/ngày, làm khoảng 10 ngày/tháng thì có thể kiếm được khoảng 6720 Euro/ năm

Nếu làm việc khoảng 2 tiếng/ngày và liên tục trong tuần, kể cả ngày thường và ngày nghỉ thì các bạn có thể kiếm được khoảng 3360 Euro/ năm.

Số tiền giúp các bạn đủ để trang trải cho phí ăn, ở, đi lại. Nếu bạn nào tiết kiệm còn tích góp được một “một chú lợn” tiết kiệm nho nhỏ đó. Nên đừng ngần ngại mà bỏ lỡ cơ hội làm thêm tại Đức các bạn nhé!

2. Những công việc làm thêm tại Đức dành cho du học sinh

Công việc bán thời gian làm thêm tại Đức

Bạn có thể đi làm thêm tại Đức với công việc phù hợp và liên quan đến chuyên ngành của mình, nhưng điều này không bắt buộc. Bạn cũng có thể làm việc trong các nhà hàng hoặc quán cà phê địa phương như một người phục vụ, người trông trẻ hay nhân viên pha chế trong một cửa hàng,?

Nhưng bạn chỉ được phép làm việc 20 giờ mỗi tuần hoặc 120 ngày cả năm.

Thực tập sinh

Nếu bạn cần phải hoàn thành kỳ thực tập như một phần của quá trình học tập của mình, số giờ làm việc trong thời gian thực tập không được tính vào quy tắc 120 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn tự nguyện xin thực tập, bạn chỉ có thể làm việc bán thời gian.

Trợ lý giảng viên tại Trường

Quy tắc 120 ngày không áp dụng nếu bạn tìm việc làm trợ lý giảng vấn tại trường đại học của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn vẫn phải thông báo cho Văn phòng Nhập cư rằng bạn đã chấp nhận làm trợ lý giảng viên.

Người làm nghề tự do và người tự kinh doanh

Là một du học sinh tại Đức, bạn không được phép làm việc như một người hành nghề tự do hoặc tự kinh doanh nếu không có sự đồng ý của Văn phòng Đăng ký Người nước ngoài và Văn phòng Việc làm Liên bang.

Nếu bạn đáp ứng các yêu cầu, bạn có thể nộp đơn xin thay đổi thị thực hành nghề tự do của Đức trước khi hoàn thành chương trình học của mình. Cơ quan quản lý nhập cư và cơ quan tuyển dụng quyết định có chấp nhận đơn của bạn hay không.

Tất nhiên, nếu đơn đăng ký của bạn được chấp thuận, bạn có thể làm việc bao nhiêu giờ tùy thích mà không bị giới hạn.

3. Những điều bạn có được khi làm thêm ở Đức

Có thêm thu nhập

Tất nhiên, đi “làm công ăn lương” để bạn có thể thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và có chi tiêu thoải mái hơn cho chính bản thân mình. Khi chúng ta không phải lo lắng về tiền bạc, mọi thứ tự khắc sẽ trở nên đơn giản và dễ chịu hơn rất nhiều. 

Tích lũy kinh nghiệm làm việc đúng chuyên ngành

Hiện nay, trong môi trường hội nhập quốc tế, mọi người trở thành công dân toàn cầu thì việc có kinh nghiệm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường giúp bạn có thể điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng. Không nói quá khi bạn có thể được săn đón bởi nhiều doanh nghiệp lớn khi kinh nghiệm làm việc phong phú và có tinh thần trách nhiệm cao. Vậy thì có gì để mà băn khoăn và không đứng dậy ứng tuyển ngay một vị trí mà cảm thấy phù hợp với bản thân mình. Cuộc sống là một chuỗi cách trải nghiệm mà. Hãy tự tin lên nhé!

Có thêm nhiều mối quan hệ

Sẽ không có nhiều người tự tìm đến bạn để giao lưu nếu như bạn cứ mãi nhốt mình với 4 bức tường trong căn phòng ngủ chật hẹp tại nước Đức xa xôi. Du học sinh vốn dĩ đã là những người năng động, hòa đồng và có chủ kiến. Và việc bạn tham gia làm thêm tại Đức từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện vốn ngôn ngữ của mình ? điều mà tại Việt Nam cũng chỉ có thể thực hiện được một phần nhỏ. Hãy ra ngoài và giao lưu nhiều hơn, ở ngoài kia có biết bao người bạn đang chờ đón bạn. Không chỉ có tiền mà lại có bạn, tự dưng thấy “hời” ghê. 

Cái gì cũng có hai mặt của nó, nên việc làm thêm tại Đức quả thực có cả được và mất. Vậy được đây rồi, còn mất đâu?

4. Những điều có thể mất khi làm thêm ở Đức

Không có nhiều thời gian vui chơi, khám phá

Ai cũng mong bản thân sớm thích nghi trong môi trường mới thông qua việc trải nghiệm và khám phá nhiều nơi hơn. Việc làm thêm lại tại Đức thường chỉ cố định một vài địa điểm, bạn có ít thời gian rảnh rỗi hơn để khám phá về mảnh đất tươi đẹp này. Bạn phải đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc để đưa ra quyết định có đi làm hay không? Và khi đi làm cũng cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề về luật pháp cũng như là tránh các phi vụ lừa đảo nhé!

Quá bận rộn ảnh hưởng đến việc học

Không chỉ phải lựa chọn đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc, bạn còn phải cân đối giữa thời gian đi làm và thời gian đi học. Thật khó để quyết định khi sức hấp dẫn của đồng tiền là không hề nhỏ nhưng hãy nhớ rằng việc học luôn là quan trọng hàng đầu và những hậu quả khó lường khi không hoàn thành chương trình học đúng thời hạn.

Có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Tiền quan trọng thật đấy nhưng có làm cũng phải tuân thủ pháp luật và chú ý đến sức khỏe bản thân nha! Sức khỏe là vốn liếng quan trọng nhất của đời người, đừng vì lợi ích nhất thời mà ảnh hưởng đến sau này nhé!

Như vậy, du học sinh được khuyến khích làm thêm tại Đức trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Tất nhiên, muốn thì phải đánh đổi, các bạn du học sinh nên cân nhắc và sắp xếp thời gian biểu một cách cân đối nhất để có thời gian học tập và nghỉ ngơi. Và nếu muốn tìm thêm thông tin và tư vấn siêu có tâm về du học tại Đức, các bạn có thể xem thêm tại Du học Đức 2022 nha!


Tin liên quan

Vui lòng để lại số điện thoại
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!
0854 316 316